Đọc bài của Đức compa trên Facebook, nhóm Cưu chiến binh SVHQ, có nhắc chuyện hồi
huấn luyện tân binh ở Cái bàu cứ mỗi chủ nhật lại phải lên rừng hái củi, nhắc mình những kỉ niệm về rừng.
Thực ra mình biết về rừng từ khá sớm. Hồi
nhỏ mình ở Sa vàng Sa kol thuộc vùng đông bắc Thái lan. Đó là một thị trấn nhỏ,
đi vài trăm mét là tới rừng. Đó là rừng trồng, rừng cây bông. Bọn mình vào rừng,
buổi sáng thì hút nhụy hoa bông. Còn muộn hơn thì bắn chim, những chú chim đang
chúi mỏ vào hút nhụy hoa bông là mồi ngon cho những phát đạn súng cao su của bọn
mình. Hết mùa hoa, cây bông ra quả, quả bông non chấm muối là món ăn chơi của tụi
nhóc bọn mình. Gọi là rừng, nhưng cây cối thẳng hàng, thưa thớt, đi lại rất dễ
dàng, bọn nhóc như mình có thể chơi cả ngày trong rừng. Thi thoảng cũng còn sót
lại vài mảnh rừng nguyên sinh, ở đó cây cỏ phong phú hơn, mình rất thích một loại
cây cho một loại quả trông như quả đậu đũa, ăn chua chua, rất đã khát.
Lần tiếp xúc vời rừng ở VN là hồi tân binh ở Thanh hóa. Lần đó phải vào rừng tìm tre nứa để đan sọt gùi đá. Rừng này quả thật đáng sợ, cây cối um tùm, dây leo chằng chịt. Không có dao phạt dây leo hầu như không thể đi được. Hồi đó mình chưa dám phạt dây leo mà chỉ dám vạch cây mà đi. Thật là khó khăn. Rừng thời đó chưa bị phá, ven rừng rất nhiều hoa trái. Bọn mình huấn luyện tân binh ở ngay bìa rừng. Mỗi giờ nghỉ giải lao của buổi tập, mình thường đi tìm quả Lạc tiên, quả mâm xôi để ăn, quả này ăn vừa đỡ khát vừa rất tốt cho sức khỏe.
Ra huấn luyện ở Cái Bàu mình lại phải vào rừng. Lần này là để hái củi, cứ mỗi chủ nhật đơn vị lại khoán cho lính phải vào rừng tìm củi về cho bếp ăn của đại đội. Củi đâu mà lắm thế. Lúc đầu thì còn kiếm được củi, cành cây khô, nhưng dần dần thì nó cũng cạn. Chỉ còn mỗi cách là phang cây rừng thôi. Cùng tắc biến mà. Đi rừng lâu rồi cũng có kinh nghiệm, cứ tìm cây nào tầm bắp chân mà hạ, thân cây chặt làm ba làm bốn cộng thêm các cành nữa, đảm bảo đủ một bó củi to. Củi tươi thì chắc là nặng hơn củi khô rồi, mang vác về đến bếp ăn của đại đội, quả là một vấn đề. Nhưng dù sao cũng là hoàn thành nhiệm vụ! Chưa bữa nào phải báo cáo là không tìm được củi! Mà củi bọn mình kiếm về chất đầy sân, chắc phải đủ đun nấu cho vài khóa huấn luyện.Đó là lần thứ nhất, lính ta tham gia phá rừng.
Lần thứ hai phá rừng, đó là vào năm 1973. Lúc đó trung đoàn mình muốn cải thiện bữa ăn cho lính nên tổ chức làm đăng bắt cá. Muốn làm đăng, phải có cọc. Vậy là C24 được giao nhiệm vụ ra đảo chặt cọc đăng, yêu cầu là những cây thẳng, cao tầm 4_5 mét, đường kính quãng chục phân đến mươi lăm phân. Một con thuyền cùng khoảng chục lính, (lính SVHQ có anh Trinh duy Luân) mang theo đủ súng đạn, lương thực, thực phẩm (thịt lợn hộp, đu đủ xanh làm rau,.,.) ra neo ở một đảo hoang gần Soi châu _ Quan lạn, để đẵn gỗ.
Một kỉ niệm: hôm đó mình cùng anh Cao minh Thảnh, B phó, đi cùng hướng, mình đang nghiêng nghiêng ngó ngó nhìn lên để ước lượng cây nào đạt yêu cầu để chặt, thì thấy anh Thảnh lùi lại phía mình, mặt tái mét, không nói nên lời. Trông điệu bộ của anh ấy, mình cũng cảnh giác. Nhìn theo hướng tay anh ấy chỉ thì thấy một con báo, nhỏ thôi, chỉ nhỉnh hơn con chó nhà nuôi chút thôi. Hai anh em hai dao quắm, ngán gì. Nhìn nhau một hồi, nó đủng đỉnh bỏ đi. Còn lính ta cũng phải cảnh giác hơn. Tuy có mang theo súng, nhưng bọn mình để trên thuyền chứ đi vào rừng, vác được một bó cọc đăng theo chỉ tiêu cũng đủ hết hơi rồi, chả ai nghĩ đến chuyện khoác thêm khẩu súng cả.
Rừng trên đảo rất hoang dã, bọn mình thấy rất nhiều dấu chân lợn rừng bên suối, đạn "tăng gia" của mình lúc nào cũng rất dồi dào, (mình chơi với một anh bạn bên quân giới mà) nhưng lười thức đêm, hay do vẻ đẹp tinh khôi nơi đảo hoang này nó làm dịu đi cái máu háo sát của lính, mà bọn mình đã bỏ qua cơ hội săn lợn rừng. Ban ngày vào rừng chặt cây, chiều xuống xong việc, cả bọn ra tắm biển, sau đó quần đùi che đầu, cả bọn tồng ngồng đi trên bãi cát tìm vỏ sò, vỏ ốc về làm kỉ niệm. Lính ta sống như hòa vào với thiên nhiên, thật tuyệt vời, một khoảnh khắc thư thái bất ngờ của đời lính.
Sau khoảng một tuần "lênh đênh trên con thuyền vàng trôi", trên "hòn đảo thần tiên đầy châu báu" đó, cuộc phá rừng đó cũng kết thúc. Lính chỉ lấy đủ cái lính cần lấy. Gọi là phá rừng thì kể cũng hơi quá chút.
Lần phá rừng thứ ba là vào năm 1974. Hồi đó trung đoàn mình có chủ trương cải thiện đời sống cho sỹ quan. Cần gỗ để đóng giường tủ bàn ghế gì đó. Và C24 bọn mình lại phải gánh quả tạ phá rừng. Họ phát cho bọn mình mỗi đứa một cái rìu chặt xích (cái này trang bị cho các tàu). Kinh nghiệm cho biết, cái rìu đồ chơi đó, chả làm nên tích sự gì đâu. Bọn mình vào dân mượn dao quắm của đồng bào. Loại dao này cực bén, chuyên dụng để chặt cây.
Lính được khoán mỗi ngày chặt một cây lim cỡ một người ôm. Xong sớm nghỉ sớm. Nơi chặt cũng gần, ngay phía sau tiểu đoàn kĩ thuật. Vậy là sáng ra lính ta vào rừng chặt cây, dao bén, chỉ khoảng 10 giờ là đã hạ xong một cây lim bự, kể cả việc chặt cành, lấy đủ kích thước chiều dài được giao. Sau khoảng non tuần thì chặt đủ số cây được giao. Mất khoảng vài ngày dô ta, bắn bẩy ra đường cái nữa là lính ta hoàn thành nhiệm vụ.
Lính phá rừng (là cái chắc, làm chó gì có cái giấy phép nào ở đây!), kiểm lâm (thời đó gọi là bọn lâm nghiệp), có biết không? Có biết, mà thời đó kiểm lâm còn ngon, họ chưa tham gia bán rừng cho lâm tặc. Họ có vào, nhưng bị bọn tiểu đoàn 173 (có Lê trung Hưng, Lại văn Sinh) bắt nhốt một ngày vì dám thâm nhập doanh trại quân đội! (ngày nay, thời các ông lính béo bụng, làm kinh tế, người ta gọi đó là "đất quốc phòng", nghe oai vãi!!!).
So với hai vụ trước, vụ này nghe đã có mùi "kinh tế". Có thể xem đây là bước khởi đầu của chuyện Quân đội làm kinh tế? Tùy cách nghĩ của từng người, chỉ biết rằng: Lúc đó rừng vẫn còn đủ sức che bộ đội, chứ chưa đến mức kiệt quệ, tan hoang như bây gi.
BLGiang
Lần tiếp xúc vời rừng ở VN là hồi tân binh ở Thanh hóa. Lần đó phải vào rừng tìm tre nứa để đan sọt gùi đá. Rừng này quả thật đáng sợ, cây cối um tùm, dây leo chằng chịt. Không có dao phạt dây leo hầu như không thể đi được. Hồi đó mình chưa dám phạt dây leo mà chỉ dám vạch cây mà đi. Thật là khó khăn. Rừng thời đó chưa bị phá, ven rừng rất nhiều hoa trái. Bọn mình huấn luyện tân binh ở ngay bìa rừng. Mỗi giờ nghỉ giải lao của buổi tập, mình thường đi tìm quả Lạc tiên, quả mâm xôi để ăn, quả này ăn vừa đỡ khát vừa rất tốt cho sức khỏe.
Ra huấn luyện ở Cái Bàu mình lại phải vào rừng. Lần này là để hái củi, cứ mỗi chủ nhật đơn vị lại khoán cho lính phải vào rừng tìm củi về cho bếp ăn của đại đội. Củi đâu mà lắm thế. Lúc đầu thì còn kiếm được củi, cành cây khô, nhưng dần dần thì nó cũng cạn. Chỉ còn mỗi cách là phang cây rừng thôi. Cùng tắc biến mà. Đi rừng lâu rồi cũng có kinh nghiệm, cứ tìm cây nào tầm bắp chân mà hạ, thân cây chặt làm ba làm bốn cộng thêm các cành nữa, đảm bảo đủ một bó củi to. Củi tươi thì chắc là nặng hơn củi khô rồi, mang vác về đến bếp ăn của đại đội, quả là một vấn đề. Nhưng dù sao cũng là hoàn thành nhiệm vụ! Chưa bữa nào phải báo cáo là không tìm được củi! Mà củi bọn mình kiếm về chất đầy sân, chắc phải đủ đun nấu cho vài khóa huấn luyện.Đó là lần thứ nhất, lính ta tham gia phá rừng.
Lần thứ hai phá rừng, đó là vào năm 1973. Lúc đó trung đoàn mình muốn cải thiện bữa ăn cho lính nên tổ chức làm đăng bắt cá. Muốn làm đăng, phải có cọc. Vậy là C24 được giao nhiệm vụ ra đảo chặt cọc đăng, yêu cầu là những cây thẳng, cao tầm 4_5 mét, đường kính quãng chục phân đến mươi lăm phân. Một con thuyền cùng khoảng chục lính, (lính SVHQ có anh Trinh duy Luân) mang theo đủ súng đạn, lương thực, thực phẩm (thịt lợn hộp, đu đủ xanh làm rau,.,.) ra neo ở một đảo hoang gần Soi châu _ Quan lạn, để đẵn gỗ.
Một kỉ niệm: hôm đó mình cùng anh Cao minh Thảnh, B phó, đi cùng hướng, mình đang nghiêng nghiêng ngó ngó nhìn lên để ước lượng cây nào đạt yêu cầu để chặt, thì thấy anh Thảnh lùi lại phía mình, mặt tái mét, không nói nên lời. Trông điệu bộ của anh ấy, mình cũng cảnh giác. Nhìn theo hướng tay anh ấy chỉ thì thấy một con báo, nhỏ thôi, chỉ nhỉnh hơn con chó nhà nuôi chút thôi. Hai anh em hai dao quắm, ngán gì. Nhìn nhau một hồi, nó đủng đỉnh bỏ đi. Còn lính ta cũng phải cảnh giác hơn. Tuy có mang theo súng, nhưng bọn mình để trên thuyền chứ đi vào rừng, vác được một bó cọc đăng theo chỉ tiêu cũng đủ hết hơi rồi, chả ai nghĩ đến chuyện khoác thêm khẩu súng cả.
Rừng trên đảo rất hoang dã, bọn mình thấy rất nhiều dấu chân lợn rừng bên suối, đạn "tăng gia" của mình lúc nào cũng rất dồi dào, (mình chơi với một anh bạn bên quân giới mà) nhưng lười thức đêm, hay do vẻ đẹp tinh khôi nơi đảo hoang này nó làm dịu đi cái máu háo sát của lính, mà bọn mình đã bỏ qua cơ hội săn lợn rừng. Ban ngày vào rừng chặt cây, chiều xuống xong việc, cả bọn ra tắm biển, sau đó quần đùi che đầu, cả bọn tồng ngồng đi trên bãi cát tìm vỏ sò, vỏ ốc về làm kỉ niệm. Lính ta sống như hòa vào với thiên nhiên, thật tuyệt vời, một khoảnh khắc thư thái bất ngờ của đời lính.
Sau khoảng một tuần "lênh đênh trên con thuyền vàng trôi", trên "hòn đảo thần tiên đầy châu báu" đó, cuộc phá rừng đó cũng kết thúc. Lính chỉ lấy đủ cái lính cần lấy. Gọi là phá rừng thì kể cũng hơi quá chút.
Lần phá rừng thứ ba là vào năm 1974. Hồi đó trung đoàn mình có chủ trương cải thiện đời sống cho sỹ quan. Cần gỗ để đóng giường tủ bàn ghế gì đó. Và C24 bọn mình lại phải gánh quả tạ phá rừng. Họ phát cho bọn mình mỗi đứa một cái rìu chặt xích (cái này trang bị cho các tàu). Kinh nghiệm cho biết, cái rìu đồ chơi đó, chả làm nên tích sự gì đâu. Bọn mình vào dân mượn dao quắm của đồng bào. Loại dao này cực bén, chuyên dụng để chặt cây.
Lính được khoán mỗi ngày chặt một cây lim cỡ một người ôm. Xong sớm nghỉ sớm. Nơi chặt cũng gần, ngay phía sau tiểu đoàn kĩ thuật. Vậy là sáng ra lính ta vào rừng chặt cây, dao bén, chỉ khoảng 10 giờ là đã hạ xong một cây lim bự, kể cả việc chặt cành, lấy đủ kích thước chiều dài được giao. Sau khoảng non tuần thì chặt đủ số cây được giao. Mất khoảng vài ngày dô ta, bắn bẩy ra đường cái nữa là lính ta hoàn thành nhiệm vụ.
Lính phá rừng (là cái chắc, làm chó gì có cái giấy phép nào ở đây!), kiểm lâm (thời đó gọi là bọn lâm nghiệp), có biết không? Có biết, mà thời đó kiểm lâm còn ngon, họ chưa tham gia bán rừng cho lâm tặc. Họ có vào, nhưng bị bọn tiểu đoàn 173 (có Lê trung Hưng, Lại văn Sinh) bắt nhốt một ngày vì dám thâm nhập doanh trại quân đội! (ngày nay, thời các ông lính béo bụng, làm kinh tế, người ta gọi đó là "đất quốc phòng", nghe oai vãi!!!).
So với hai vụ trước, vụ này nghe đã có mùi "kinh tế". Có thể xem đây là bước khởi đầu của chuyện Quân đội làm kinh tế? Tùy cách nghĩ của từng người, chỉ biết rằng: Lúc đó rừng vẫn còn đủ sức che bộ đội, chứ chưa đến mức kiệt quệ, tan hoang như bây gi.
BLGiang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét