Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Khái toán

Khái toán
Khái toán là một cách tính sơ lược, tính thô, ước lượng cho một dự án nào đó.
Mấy bữa nay nghe đài nói nhiều về dự định xây sân bay Long Thành, với con số khái toán cho giai đoạn 1 là 7,8 tỷ usd. Cả dự án gồm 3 giai đoạn với chi phí dự tính gần 20 tỷ usd.

Một dự án khá hoành tráng. Ta cứ tính cho giai đoạn 1 đi, kinh phí là 7,8 tỷ. Đã khái thì cho nó khái hẳn đi, coi là 8 tỷ đô đi cho nó dễ gọi. Mà ở VN các công trình, nhất là công trình giao thông có cái nào không đội vốn đâu. Nghe nói thường là tăng thêm từ 50% đến 70%. Cứ lấy mức thấp nhất là 50% đi, vậy tiền đầu tư cho giai đoạn 1 là cỡ 12 tỷ usd. Lại cũng nghe nói thất thoát trong xây dựng cơ bản là khoảng 30_40%. Lấy mức tối thiểu là 30% đi. Vậy trong giai đoạn 1 này các con chuột bỏ túi 3,6 tỷ usd. Đó là khái toán theo các công thức đương đại, còn theo những người có trách nhiệm phòng chống tham nhũng thì làm gì có tham nhũng, thất thoát. Tất cả luôn đúng quy trình, mà người ta lại đang được động viên giữ cái bình dỏm nữa chứ!
Lại cũng nghe nói chuyện VN đang thiếu tiền. Chi thường xuyên chiếm 72% ngân sách. Trả nợ chiếm 25% (đấy là còn nhiều khoản nợ đang trong thời gian ân hạn, khi hết ân hạn, sợ rằng 25% là không đủ để trả nợ). Còn lại đúng 3% cho đầu tư và phát triển. 3% cho tạo công ăn việc làm, cho lấy tiền lời mà trả vốn lẫn lãi vay. Người lạc quan nhất cũng không thể tin VN có cơ trả nổi những khoản đã vay. Liệu còn chủ nợ nào dám cho vay nữa ?
Nhiều ý kiến phản biện nêu chưa cần thiết xây sân bay này. Nếu thật sự cần phải làm, tại sao không chọn phương án BOT? Nghe nói các công trình giao thông cầu đường ở VN có giá thành đắt gấp đôi gấp ba giá thế giới, vậy chỉ cần ho một tiếng thì đuổi đi không hết những kẻ đổ tiền ra làm.
Hay các con chuột sợ mất 3,6 tỷ usd? Tính vậy chưa hết nhé, một khi sân bay mới được xây, người ta có 1001 cách để hô biến đất sân bay cũ thành của riêng. Xứ sở thiên đường mà.
Cái còn lại với người dân là gì? Là núi nợ, là đủ các loại thuế các loại phí cao ngất ngưởng chất lên đầu họ.
Và người ta sẽ nói dự án này được lòng dân, hay nói theo kiểu bauxite: làm bauxite là chủ trương nhớn của đảng?.
!!!
PS: Cái bình rỏm
Chuyện thiền có một câu chuyện thế này. Thiền sư trao cho trò một công án: một con cừu (một con vật bất kì nào khác cũng được tùy bạn chọn), được cho vào một cái lọ chăn nuôi từ bé. Năm tháng qua đi, cừu đã lớn. Làm thế nào để lấy cừu ra mà không làm vỡ bình?
Thực chất công án này cũng như bao công án khác là nhằm buộc tâm hành giả lại, không cho nó chạy lăng xăng, từ đó người ta sẽ nhận ra cái chân tâm, cái con người thực của mình. Đáp án là cái bình cũng chẳng có mà con cừu thì cũng không luôn.
Đó là vấn đề bạn phải tự khám phá, còn đáp án đưa ra là phản tác dụng, chỉ khi người ta đủ chín thì những giới hạn, rào cản để giữ an toàn cho người ta là không cần thiết.
Tuy nhiên nếu chưa đủ trưởng thành mà láu cá lợi dụng thì cực kì nguy hiểm. Bây giờ ta nhốt trong lọ đó là những con cừu, nhưng thời gian trôi đi, chúng không lớn lên mà bỗng biến thành những con chuột với đủ các mánh lới, thủ đoạn gian manh, tàn độc. Khi đó cái lọ đó biến thành cái bình rỏm, chỉ để đe đàn cừu và làm bình phong cho lũ chuột.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét