Tham nhũng
Tham nhũng gồm: tham và nhũng.
Bắt đầu bằng chữ tham. Ở đời ai chẳng tham? Thử hỏi có ai dám nói tôi không còn tham nữa. Nếu ai dám nói vậy, tôi xin cược 1000 ăn 1, bất cứ thứ gì, và xin theo hầu hạ người đó suốt đời. !!!
Tham đã là một thuộc tính của con người. Hay nói cách khác, phàm đã làm người, ai cũng có tính tham. Có người tham ăn, có người tham mặc, có người tham được khen nịnh,... Đủ 1001 kiểu tham. Cái tham từ bé tý, trẻ con, bản năng, đáng yêu, (nhiều khi cái tham nó là động lực cho phát triên), đến cái tham đáng lên án, đáng phỉ nhổ, thậm chí đáng tiêu diệt.
Cái tham nó bắt đầu từ ý thức của con người.
Con người sinh ra do nghiệp. Ngoài nghiệp chung là nghiệp làm con người, nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác. Thiên hình vạn trạng, giàu nghèo, sướng khổ là do tu luyện, tích phúc mà ra. Con người phải tự đấu tranh với bản thân mình, tự hoàn thiện bản thân mình, cái an lạc từ đó mà sinh.
Đặc biệt, cái an vui chỉ có được khi con người diệt được cái tâm tham đắm. Vì đó là nguyên nhân dẫn đến các điều bất thiện.
Với tiến bộ kĩ thuật, của cải xã hội ngày một nhiều lên, nó làm con người sống dễ chịu hơn, nhưng nó cũng làm con người lệ thuộc nhiều hơn vào vật chất. Và cuộc đấu tranh của con người với nhau để tranh dành vật chất, hưởng thụ ngày một sâu sắc hơn.
Để biện minh cho cái tâm tham đắm của mình, con người cần một sự lí giải nào đó. Và người ta đã tìm được, đó là học thuyết đấu tranh giai cấp. Nó dựa trên một số phân tích phiến diện, thiếu rất nhiều nhân tố khách quan, để chỉ ra sự bóc lột của những người giàu có. Từ đó nó kích động thù hận, cổ xúy việc cướp bóc, xây dựng một xã hội một cách cào bằng: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu!!!!. Với học thuyết đó, cái tham bản năng của con người, đã được kích hoạt, được tán dương với một lí tưởng nghe có vẻ rất nhân văn: đòi sự công bằng ấm no hạnh phúc cho nhân loại!!!.
Người đưa ra học thuyết đó chắc không lường được tác hại của nó khi có những nhóm người dựa vào học thuyết đó để khuynh đảo xã hội, dựa vào đó để cho mình cái quyền phán xét người khác, thậm chí tiêu diệt những người khác với tư tưởng của họ!!! Đó là một việc làm tàn ác, trái tự nhiên.
Tuy nhiên, thực tế thì những người theo cái học thuyết đó cũng sớm nhận ra rằng: cướp bóc không phải con đường dẫn đến hạnh phúc, nó không làm tăng thêm của cải cho xã hội, không làm cho xã hội an hòa. Cái con đường họ đang đi đó là không có tương lai, không biết bao giờ cho đến đích. Và cái bản năng lại thúc dục họ hành động trái với cái lí tưởng mà họ thề theo đuổi. Một khi nắm được quyền chức trong tay thì hành động chiếm đoạt cái của chung thành của riêng rất dễ. Đó là ăn cắp hay nói lái đi là: tham nhũng.
Ở đời có luật nhân quả, gieo gì thì gặt nầy. Đó là quy luật của tự nhiên, bất di bất dịch. Nó có tác dụng cảnh tỉnh con người: phải tự chịu trách nhiệm với những hành động của bản thân mình, hướng con người đến cuộc sống lương thiện.
Tuy nhiên, khi luật nhân quả còn chưa tác động trực tiếp đến họ, thì sự thúc dục của cuộc sống tiện nghi có ma lực ghê gớm đã kéo họ khỏi các cảnh tỉnh của tương lại. Một khi, trong mỗi con người sự tự vấn lương tâm bị biến mất. Sự thức tỉnh với cái ác bị lu mờ. Thì đó là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng phát triển.
Nói tiếp đến “nhũng”. Nhũng là hành vi vòi vĩnh, làm khó đối tượng phải chịu lụy, để mưu lợi bản thân. Vậy nhũng chỉ là hành vi của riêng những kẻ có chức có quyền.
Hãy xem những kẻ có chức có quyền VN họ là ai?
Để có chức có quyền, đầu tiên kẻ đó phải giơ tay, chân thề nhăng thề cuội trước dăm ba cái công cụ lao động thô sơ. Tiếp theo đó là phải có tiền để mua ghế, mua các thủ tục cần thiết để có ghế (bằng này , cấp nọ, chứng chỉ tùm lum,..) Và một khi đã mua được cái cái kê đít rồi, thì việc còn lại của họ là kiếm tiền trên cái kê đít đó.
Kiếm tiền để bù lỗ, và kiếm tiền để có lãi, để mua cái ghế cao hơn. Và cái vòng xoáy: cái kê đít, kiếm chác, đè nén người khác, nhũng nhiễu dân lành để ra đồng tiền nhơ bẩn cứ thế tiếp diễn. Nó là công thức không thể thay đối. Muốn đi quét rác cũng phải mất tiền chứ chưa nói đến thành ông nọ bà kia. Cái vòng xoáy này nó làm băng hoại mọi giá trị đạo đức trong xã hội.
Bọn quan lại, có chức là phải vơ vét, chúng ăn của dân không từ một thứ gì: từ đất đai, nhà cửa, từ đồng tiền cứu trợ thiên tai, ăn đến cái chuồng xí của bọn trẻ,...
Ăn riêng lẻ là loại cò con. Ăn có tổ chức là bọn lớn hơn. Chúng kéo bè kéo mảng, đục khoét tan hoang tài nguyên quốc gia, làm cạn kiệt ngân khố. Chúng bày đủ cách bòn mót sức dân, đủ kiểu sưu thuế, đủ kiểu phí này kia. Những cái chúng cướp được, mà bọn cầm quyền được phép nói tới với mỹ từ “thất thoát” lên đền hàng nghìn tỷ đồng. Mà không chỉ một vài vụ hàng nghìn tỷ đồng, mà vài chục vụ.
Vậy làm gì đây? Muốn loại bỏ bọn trộm cướp có tổ chức này thì phải xem lại cái cách mà chúng luồn vào chỗ mà chúng có thể trộm cắp được.
Đầu tiên phải chịu trách nhiệm là chố chúng giơ tay chân thề nhăng cuội trước các công cụ lao động thô sơ. Đó là chỗ đầu tiên phải chịu trách nhiệm. Phải loại bó cái tiêu chuấn quá dễ cho những kẻ cơ hội và đủ để chặn bước người trung lương đó đi.
Mọi vị trí có thể tham nhũng được cần phải đặt dưới con mắt giám sát của người dân: từ việc bầu vào vị trí đó, đến việc có thể hất cẳng kẻ trộm cắp khi ngồi ở vị trí đó.
Phải trả lại cho dân cái quyền này, vì tài sản xã hội mà bọn trộm cắp lấy cắp là thuộc về nhân dân. Họ là chủ và là người bị hại, họ phải có quyền chọn ra người quản lí và quyền loại bỏ kẻ trộm cắp. Người dân đã bị cướp mất cái quyền này. Nay đã đến lúc phải trả lại cho họ cái quyền đó.
Một khi bạn đã là kẻ cướp, thì thử hỏi bạn có chống được bọn trộm cướp không?
Cái gì của César hãy trả lại cho César.
BL.Giang
Tham nhũng gồm: tham và nhũng.
Bắt đầu bằng chữ tham. Ở đời ai chẳng tham? Thử hỏi có ai dám nói tôi không còn tham nữa. Nếu ai dám nói vậy, tôi xin cược 1000 ăn 1, bất cứ thứ gì, và xin theo hầu hạ người đó suốt đời. !!!
Tham đã là một thuộc tính của con người. Hay nói cách khác, phàm đã làm người, ai cũng có tính tham. Có người tham ăn, có người tham mặc, có người tham được khen nịnh,... Đủ 1001 kiểu tham. Cái tham từ bé tý, trẻ con, bản năng, đáng yêu, (nhiều khi cái tham nó là động lực cho phát triên), đến cái tham đáng lên án, đáng phỉ nhổ, thậm chí đáng tiêu diệt.
Cái tham nó bắt đầu từ ý thức của con người.
Con người sinh ra do nghiệp. Ngoài nghiệp chung là nghiệp làm con người, nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác. Thiên hình vạn trạng, giàu nghèo, sướng khổ là do tu luyện, tích phúc mà ra. Con người phải tự đấu tranh với bản thân mình, tự hoàn thiện bản thân mình, cái an lạc từ đó mà sinh.
Đặc biệt, cái an vui chỉ có được khi con người diệt được cái tâm tham đắm. Vì đó là nguyên nhân dẫn đến các điều bất thiện.
Với tiến bộ kĩ thuật, của cải xã hội ngày một nhiều lên, nó làm con người sống dễ chịu hơn, nhưng nó cũng làm con người lệ thuộc nhiều hơn vào vật chất. Và cuộc đấu tranh của con người với nhau để tranh dành vật chất, hưởng thụ ngày một sâu sắc hơn.
Để biện minh cho cái tâm tham đắm của mình, con người cần một sự lí giải nào đó. Và người ta đã tìm được, đó là học thuyết đấu tranh giai cấp. Nó dựa trên một số phân tích phiến diện, thiếu rất nhiều nhân tố khách quan, để chỉ ra sự bóc lột của những người giàu có. Từ đó nó kích động thù hận, cổ xúy việc cướp bóc, xây dựng một xã hội một cách cào bằng: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu!!!!. Với học thuyết đó, cái tham bản năng của con người, đã được kích hoạt, được tán dương với một lí tưởng nghe có vẻ rất nhân văn: đòi sự công bằng ấm no hạnh phúc cho nhân loại!!!.
Người đưa ra học thuyết đó chắc không lường được tác hại của nó khi có những nhóm người dựa vào học thuyết đó để khuynh đảo xã hội, dựa vào đó để cho mình cái quyền phán xét người khác, thậm chí tiêu diệt những người khác với tư tưởng của họ!!! Đó là một việc làm tàn ác, trái tự nhiên.
Tuy nhiên, thực tế thì những người theo cái học thuyết đó cũng sớm nhận ra rằng: cướp bóc không phải con đường dẫn đến hạnh phúc, nó không làm tăng thêm của cải cho xã hội, không làm cho xã hội an hòa. Cái con đường họ đang đi đó là không có tương lai, không biết bao giờ cho đến đích. Và cái bản năng lại thúc dục họ hành động trái với cái lí tưởng mà họ thề theo đuổi. Một khi nắm được quyền chức trong tay thì hành động chiếm đoạt cái của chung thành của riêng rất dễ. Đó là ăn cắp hay nói lái đi là: tham nhũng.
Ở đời có luật nhân quả, gieo gì thì gặt nầy. Đó là quy luật của tự nhiên, bất di bất dịch. Nó có tác dụng cảnh tỉnh con người: phải tự chịu trách nhiệm với những hành động của bản thân mình, hướng con người đến cuộc sống lương thiện.
Tuy nhiên, khi luật nhân quả còn chưa tác động trực tiếp đến họ, thì sự thúc dục của cuộc sống tiện nghi có ma lực ghê gớm đã kéo họ khỏi các cảnh tỉnh của tương lại. Một khi, trong mỗi con người sự tự vấn lương tâm bị biến mất. Sự thức tỉnh với cái ác bị lu mờ. Thì đó là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng phát triển.
Nói tiếp đến “nhũng”. Nhũng là hành vi vòi vĩnh, làm khó đối tượng phải chịu lụy, để mưu lợi bản thân. Vậy nhũng chỉ là hành vi của riêng những kẻ có chức có quyền.
Hãy xem những kẻ có chức có quyền VN họ là ai?
Để có chức có quyền, đầu tiên kẻ đó phải giơ tay, chân thề nhăng thề cuội trước dăm ba cái công cụ lao động thô sơ. Tiếp theo đó là phải có tiền để mua ghế, mua các thủ tục cần thiết để có ghế (bằng này , cấp nọ, chứng chỉ tùm lum,..) Và một khi đã mua được cái cái kê đít rồi, thì việc còn lại của họ là kiếm tiền trên cái kê đít đó.
Kiếm tiền để bù lỗ, và kiếm tiền để có lãi, để mua cái ghế cao hơn. Và cái vòng xoáy: cái kê đít, kiếm chác, đè nén người khác, nhũng nhiễu dân lành để ra đồng tiền nhơ bẩn cứ thế tiếp diễn. Nó là công thức không thể thay đối. Muốn đi quét rác cũng phải mất tiền chứ chưa nói đến thành ông nọ bà kia. Cái vòng xoáy này nó làm băng hoại mọi giá trị đạo đức trong xã hội.
Bọn quan lại, có chức là phải vơ vét, chúng ăn của dân không từ một thứ gì: từ đất đai, nhà cửa, từ đồng tiền cứu trợ thiên tai, ăn đến cái chuồng xí của bọn trẻ,...
Ăn riêng lẻ là loại cò con. Ăn có tổ chức là bọn lớn hơn. Chúng kéo bè kéo mảng, đục khoét tan hoang tài nguyên quốc gia, làm cạn kiệt ngân khố. Chúng bày đủ cách bòn mót sức dân, đủ kiểu sưu thuế, đủ kiểu phí này kia. Những cái chúng cướp được, mà bọn cầm quyền được phép nói tới với mỹ từ “thất thoát” lên đền hàng nghìn tỷ đồng. Mà không chỉ một vài vụ hàng nghìn tỷ đồng, mà vài chục vụ.
Vậy làm gì đây? Muốn loại bỏ bọn trộm cướp có tổ chức này thì phải xem lại cái cách mà chúng luồn vào chỗ mà chúng có thể trộm cắp được.
Đầu tiên phải chịu trách nhiệm là chố chúng giơ tay chân thề nhăng cuội trước các công cụ lao động thô sơ. Đó là chỗ đầu tiên phải chịu trách nhiệm. Phải loại bó cái tiêu chuấn quá dễ cho những kẻ cơ hội và đủ để chặn bước người trung lương đó đi.
Mọi vị trí có thể tham nhũng được cần phải đặt dưới con mắt giám sát của người dân: từ việc bầu vào vị trí đó, đến việc có thể hất cẳng kẻ trộm cắp khi ngồi ở vị trí đó.
Phải trả lại cho dân cái quyền này, vì tài sản xã hội mà bọn trộm cắp lấy cắp là thuộc về nhân dân. Họ là chủ và là người bị hại, họ phải có quyền chọn ra người quản lí và quyền loại bỏ kẻ trộm cắp. Người dân đã bị cướp mất cái quyền này. Nay đã đến lúc phải trả lại cho họ cái quyền đó.
Một khi bạn đã là kẻ cướp, thì thử hỏi bạn có chống được bọn trộm cướp không?
Cái gì của César hãy trả lại cho César.
BL.Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét