Nhân dịp bọn svhq đang nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 45 năm ngày xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ, viết lại đây chút kỉ niệm xưa.
Kỉ niệm lính
Tôi huấn luyện tân binh Hải quân ở Cái bầu Cẩm phả huyện, lính của Tiểu đoàn 9 thuộc trường Sỹ quan Hải quân. Kết thúc khóa huấn luyện, trong số 100 anh em, 98 người được về các đơn vị chiến đấu, tôi và Lại văn Sinh bj giữ lại tiểu đoàn bộ. Sinh làm liên lạc, tôi làm đầu bếp. Đầu tháng 12 năm 1972 thì tôi và Sinh cùng hơn 20 anh em nữa từ Vạn hoa được điều về E172.
E172 là trung đoàn tàu phóng lôi, quả đấm thép của quân chủng Hải quân, đã từng đánh đuổi tàu khu trục Ma đốc của Mỹ. Cuối năm 1972, trung đoàn được trang bị thêm một tiểu đoàn tàu tên lửa. Đó cũng là lí do để Mỹ tăng cường tấn công cảng của E172.
Tôi cùng các anh Ngô ánh Tuyết toán 4 DHTH, Lại văn Sinh sử 1 DHTH, Trịnh duy Luân toán 3 KTKH, Vi trọng Tấn, Lèng a Từ, Hoàng văn Tước, Dương cần Bật ( các anh sau đều là dân KTKH), được phân về đại đội 24 E 172.
Đại đội 24 là đại đội pháo 37 ly, một nòng. Đây là một đơn vị thiện chiến, đã từng chiến đấu trên nhiều mặt trận, kể cả vào Quảng trị gùi thuốc nổ cho các cha đặc công nước đánh tàu. Đến năm 1972 đại đội 24 này đã bắn rơi 39 máy bay. Khi chúng tôi về đơn vị thì số lính già, thiện chiến chỉ còn lại rất ít, chủ yếu là khung, còn lại phần đông là lính trẻ người Hải Dương, Hưng Yên.
Nhiệm vụ của đơn vị tôi là bảo vệ cảng cho trung đoàn 172. Tất nhiên trong lưới lửa phòng không còn phải tính đến lực lượng phòng không chung của tỉnh Quảng ninh, mà gần nhất là trung đoàn pháo 100 của tự vệ Hà lầm.
Đơn vị tôi chiếm một ngọn đồi cao sát cảng để làm trận địa. Mỗi khẩu pháo được đào hầm sâu khoảng nửa mét, chung quanh có đặt các thanh ngang làm giới hạn không cho pháo hạ tầm quá thấp để không bắn vào lính trinh sát và chỉ huy đại đội.
Cuộc sống lính chiến khác xa với lính huấn luyện. Nghe kẻng báo động là lập tức phải ra ngay mâm pháo, dù là ngày hay đêm, dù là mưa hay nắng. Đêm đông, lật bạt, pháo ươt hơi sương, lạnh thấu xương. Bắn xong, địch đi rồi lại hì hụi thông nòng pháo, lau chùi đạn, chuẩn bị cho trận đánh sau. Bọn tôi cũng hòa nhập nhanh với đời lính chiến: "ăn như chó đói, nói như chó sủa, ngủ như chó canh", như bọn tôi thường đùa với nhau.
Một kỉ niệm mà mình nhớ mãi, Đó là một trận đánh vào buổi chiều. Máy bay địch vào nhiều hướng, nhiều tốp, nhưng nguy hiểm nhất là một chiếc bay tầm rất thấp dọc theo Khe Cá, ngay dưới chân đơn vị mình. Đại trưởng Nụng chọn đánh chiếc này. Pháo các khẩu đội chụm vào truy sát chiếc này. Nhưng do địch bát ngờ hạ thấp độ cao, nên pháo ta dù hạ hết tầm, đến cả rào giới hạn mà cũng chưa hạ tới được nó. Khẩu đội mình người đạp cò (số 2), là Quyên, hắn cứ hạ tầm và bắn điểm xạ thùng (thường điểm xạ ngắn 2-3 viên, vừa 3-5 viển, theo lệnh của đại đội trưởng), còn hắn cứ vừa hạ tầm vừa đạp cò, sức giật của pháo, cùng lực vít xuống của pháo hạ tầm đã làm gãy cọc giới hạn. Và đạn đã bay sát sàn sạt trên đầu anh Vũ ngọc Kiểm, lính trinh sát, người phải đứng trên cao để quán sát và báo cho chỉ huy các tốp máy bay địch. Theo phản xạ, để bảo vệ anh Kiểm đã nhảy xuống giao thông hào. Buổi tối hôm đó, trong buổi kiểm điểm trận đánh, anh Kiểm đã bị cảnh cáo vì đã bỏ vị trí chiến đấu, và như vậy thời gian dự bị đảng của anh ấy bị kéo dài thêm.
Một bài học đắt giá trong chiến tranh.
Trong suốt giai đoạn 12 ngày đêm năm 1972 đó, đội bảo vệ cảng của đại đội mình không bắn rơi máy bay nào. Bị nó ném bom vào trận địa, sau phải chuyển sang trận địa khác. Nhưng đơn vị mình cũng bắn cho chúng nó sợ, quẳng cả thủy lôi lên bờ (chỗ bếp ăn của bọn tiểu đoàn kĩ thuật), Còn bắn rơi máy bay là một tiểu đội 12 ly 7 của C24, (có Vi trọng Tấn, Hoàng văn Tước - lính Sinh viên), ra đón lõng ngoài Ngọc Vừng bắn được. Đầu năm 1973 đại đội 24 đã được phong là đơn vị anh hùng lực lượng vú trang.
Từ năm 1973, Hết chiến tranh, lính sinh viên mỗi người đi mỗi ngả. Còn lại mình và Luân ở đến lúc ra quân, tháng 9 năm 1975, lúc đó mỗi tên làm khẩu đội trưởng một khẩu đội. Còn trước đó đơn vị mình còn làm thêm nhiệm vụ: đón bọn tân binh trẻ con 16 _17 tuổi Thanh hóa, bọn sợ ma, ỉa bậy quánh nhà, đưa chúng xuống tàu đi giải phóng miền nam.
Kỉ niệm lính
Từ trái qua phải: Luân, Tuyết, Giang, Từ, Bật |
E172 là trung đoàn tàu phóng lôi, quả đấm thép của quân chủng Hải quân, đã từng đánh đuổi tàu khu trục Ma đốc của Mỹ. Cuối năm 1972, trung đoàn được trang bị thêm một tiểu đoàn tàu tên lửa. Đó cũng là lí do để Mỹ tăng cường tấn công cảng của E172.
Tôi cùng các anh Ngô ánh Tuyết toán 4 DHTH, Lại văn Sinh sử 1 DHTH, Trịnh duy Luân toán 3 KTKH, Vi trọng Tấn, Lèng a Từ, Hoàng văn Tước, Dương cần Bật ( các anh sau đều là dân KTKH), được phân về đại đội 24 E 172.
Đại đội 24 là đại đội pháo 37 ly, một nòng. Đây là một đơn vị thiện chiến, đã từng chiến đấu trên nhiều mặt trận, kể cả vào Quảng trị gùi thuốc nổ cho các cha đặc công nước đánh tàu. Đến năm 1972 đại đội 24 này đã bắn rơi 39 máy bay. Khi chúng tôi về đơn vị thì số lính già, thiện chiến chỉ còn lại rất ít, chủ yếu là khung, còn lại phần đông là lính trẻ người Hải Dương, Hưng Yên.
Nhiệm vụ của đơn vị tôi là bảo vệ cảng cho trung đoàn 172. Tất nhiên trong lưới lửa phòng không còn phải tính đến lực lượng phòng không chung của tỉnh Quảng ninh, mà gần nhất là trung đoàn pháo 100 của tự vệ Hà lầm.
Đơn vị tôi chiếm một ngọn đồi cao sát cảng để làm trận địa. Mỗi khẩu pháo được đào hầm sâu khoảng nửa mét, chung quanh có đặt các thanh ngang làm giới hạn không cho pháo hạ tầm quá thấp để không bắn vào lính trinh sát và chỉ huy đại đội.
Trái qua phải: Vi trọng Tấn, Đại trưởng Trần ngọc Nụng, Thẩm quốc Hùng, Bạch long Giang. |
Một bài học đắt giá trong chiến tranh.
Từ phải qua trái: Hàng 1: Kiểm, Từ, Tư, Hùng, Tâm, Đoàn, Luân, Dịp tắc Quay. Hàng 2: Bật, Nhượng, Huy, Tước, Thẩm, Thuận. |
Từ năm 1973, Hết chiến tranh, lính sinh viên mỗi người đi mỗi ngả. Còn lại mình và Luân ở đến lúc ra quân, tháng 9 năm 1975, lúc đó mỗi tên làm khẩu đội trưởng một khẩu đội. Còn trước đó đơn vị mình còn làm thêm nhiệm vụ: đón bọn tân binh trẻ con 16 _17 tuổi Thanh hóa, bọn sợ ma, ỉa bậy quánh nhà, đưa chúng xuống tàu đi giải phóng miền nam.
BLGiang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét