Vậy là sau bao đợi chờ, giờ khắc về lại trường xưa cũng tới. Đêm trước cũng có khó ngủ đôi chút, nhưng cũng kịp dạy sớm để làm công việc chuẩn bị. Hẹn Chi mù 7h30' qua nhà để đón xe rồi lên đón Trí. Không hiểu Chi mù có mất ngủ hay không mà hắn đến sớm quá, chưa đến 7h hắn đã gọi điện ở ngay cổng nhà rồi. Chắc cũng bồn chồn khó ngủ chăng, mà dạy sớm vậy.
Xe qua đón Trí (có cậu con trai lớn, giáo viên trường ĐHXD HN, đi theo để phục vụ xe lăn), sau đó lên trường Chu Văn An theo lịch hẹn. Làm một vài kiểu ảnh trước khi rong ruổi tiếp.
Vậy là khoảng 8h30', xe đã có thể chuyển bánh hướng về Xuân Đỉnh. Lần này lớp đi tương đối đủ, chỉ thiếu Hồng Chi và Đạt (công tác). Trên xe, chuyện nổ như pháo rang. Đi ô tô chung có cái sướng, là mọi người tha hồ tám chuyện. Mình ngồi trên, chỉ được nghe lỏm. Qua những chuyện của đám bạn, mới thấy Phát Toàn nhà ta, dạo này phát ra phát. Đành rằng lâu ngày gặp nhau thì nhiều chuyện để nói. Nhưng cái cách Toàn nhà ta nói, thì mình cảm giác như hắn bị cấm nói lâu lắm rồi, nay mới được xả. Mà xả thì cho ra xả. Đủ các thứ chuyện trên giời dưới bề, nào là chuyện chữ "nguyên" là gì (hắn mới là đệ tử môn triết tự chăng?), đến chuyện chị em muốn có con thì phải ngọai tình, không biết cái định đề này hắn moi ở đâu ra nữa. Mà quả thật xưa nay mình nghĩ Toàn nó kín đáo. ít nổ, nào ngờ hôm nay mới được mở rộng tầm mắt. Lâu ngày không gặp mới biết mình hiểu về bạn mình còn ít lắm.
Đến Bười thì đón thêm Liên Minh, và nhóm đoàn cả Hưng và Đông Anh (hai bạn này đi xe máy). Một bất ngờ nho nhỏ khi thấy Đông Anh, vì hắn hầu như không già đi bao nhiêu cả. Chắc muốn cho có vẻ già dặn, hắn cố tình để hàng ria kiểu Hít Le, tuy vậy vẻ trắng trẻo thư sinh của hắn thì xưa nay vẫn vậy.
Việc đàu tiên trong chương trình là về thắp hương nơi phần mộ Thày Mai. Cả bọn chả ai biết mộ Thày. Quốc Thắng nói có đến một lần, nhưng chắc cũng đã lâu, nên vừa xuống xe, hắn đã nói: tớ phải đi trước để tìm mộ, quả là có trách nhiệm! Nhưng không hiểu có sự run giủi thế nào mà cả bọn vừa đi được dăm bước đã có một cậu thanh niển đến hỏi: có phải các bác đi tìm mộ Thày Vũ Xuân Mai? Tuy nhiên, cả nhà vẫn tin vào Q Thắng, và quả nhiên, hắn đã tìm được mộ Thày. Khi đã thắp hương xong, hắn bật mí: dường như là Thày Mai đã dẫn đường cho hắn. Quả thực, hắn đi là đến, không phải hỏi ai. Kể cũng lạ. Chắc là Thày cũng vui khi lũ học trò đến thăm Thày. Một nén hương dâng Thày mong Thày luôn được bình an.
Từ khu nghĩa trang này về trường rất gần, lên xe một chốc đã thấy xe rẽ vào cổng trường. Còn sớm cả bọn tranh thủ làm mấy kiểu ảnh với cái cổng trường.
Chụp ảnh xong cả bọn hăm hở tìm lại khu nhà tranh xưa. Đi theo lối xưa là hội trường Văn hóa (nay là tòa nhà UBND). Cảnh xưa đã thay đổi nhiều. Tuy nhiên, mái chùa xưa, vẫn vậy. Đường đi đã được mở rộng hơn, không phải là con đường nhỏ lát gạch nữa, mà thay vào đó là con đường bê tông. Cổng Chùa không đóng im ỉm như xưa, mà đã mở cửa cho khách đến viếng. Tuy nhiên mục tiêu của chúng ta là thăm khu lớp cũ. Nên xin được tiếp tục vậy. Qua khu vực Chùa này, mình cố gắng tìm lại hượng vị cũ của hàng cây bao quanh Chùa, nhưng không thấy được. Nhớ hồi xưa, mỗi tối đi ăn về, ngang qua Chùa, mình luôn ngửi tháy mùi cây hăng hắc, mặn mặn, một mùi rất đặc trưng, chỉ có ở đây. Nhưng nay thì không thấy nữa rồi. Đi sâu vào nữa, thì đúng như Hưng tả, nhà dân làm san sát. Thật khó nhận diện được khu lớp học xưa. Nhưng theo mình nhớ, thì khu lớp học xưa, nó gần với đường ven làng. Đi cố một đoạn nữa, thì cũng xác định được khu nền lớp học xưa, nay đã là nhà một người dân,
Để khẳng định cho chắc chắn, bọn mình đã hỏi chuyện một người dân sống ở đây. Ảnh dưới là Bà Khánh, hơn chúng ta khoảng dăm tuổi, người làng, đã xác định đúng nền lớp học của chúng ta, và cả cái giếng nữa, cũng nằm trong ngôi nhà này.
(rất khó xin chụp hình, nhưng sau một hồi trò chuyện, Bà Khánh cũng lờ đi, cho chụp hình)
Quay trở lại, mình và Hưng, Q Thắng chọn con đường đi khác, đi qua cổng làng. Cái cổng làng cũng không còn nữa. Xuân Đỉnh bây giờ trông giống một khu phố mới mở hơn là một làng quê êm đềm năm xưa. Lò bánh mi Nhâm nhoe cũng không còn nữa. Theo Bà Khánh thì đã lâu rồi, lò đó đã ngừng hoạt động. Anh Chi mù cũng đã bỏ quán vào trong làng sống từ lâu rồi, và nay cũng đã mất rồi. Giếng cạn trước cổng trường nay cũng đã bị lấp, thay vào đó là một ngôi nhà cấp 4, chắc để phục vụ mục đích thương mại nào đó.
Sân bóng đá xưa to và rộng vậy, nay cũng chỉ còn phân nửa, bao quanh là nhà và nhà. Khu nhà BGH xưa cũng không còn nữa. Lớp học xưa, căn nhà xịn (cấp 4) xưa cũng không còn, thay vào đó là một khu nhà, to hơn dường như là dành cho việc giáo dục thể chất. Cái ao to giữa trường (nới lớp ta thí nghiệm Hóa học làm pháo nổ) nay cũng bị lấp, thay vào đó là một vườn hoa. Cảnh xưa thay đổi nhiều quá. Các lớp học một tầng xưa, được thay bằng các khu nhà 3 tầng.
Một bất ngờ nho nhỏ khi bắt đầu gặp BGH là ông hiệu trưởng lại nhận ra con Trí (cháu Minh) lại là chồng của cháu của ông Hiệu trưởng. Vậy là Trí có duyên với trường này rồi. BGH nhà trường tiếp lớp ta khá cởi mở và chu đáo. Qua giới thiệu của Thày hiệu trưởng Hà, chúng ta được biết thêm nhiều thông tin về trường, và lại thêm một thông tin thú vị nữa là Chiêu Dương và Thày Hà lại là đồng hương Đông Ngạc.
(Thày hiệu trưởng Đỗ Văn Hà phát biểu. Thày Hà thua bọn mình cỡ 9 tuổi. Thày nói khi chúng ta đã nói đến Xích ma, ma trận,…. Thì thày còn chưa biết gì. Lớp ta vào trường năm 1968, còn trường thành lập năm 1960, vậy chúng ta là khóa 9, gọi là K9, còn khóa của Thày Hiệu trưởng là K18. Thày Hà cũng là thày dạy Toán, nên khi phát biểu cũng dùng ngôn từ Toán nhiều)
Đông Anh với hàng ria kiểu, hứa giúp đỡ trường trong mọi chuyện liên quan đến Cơ
Bạn Hải tặng nhà trường một dàn máy vi tính
Chụp chung ảnh với BGH nhà trường.
Trước khi ra về, bọn mình còn được thăm phòng truyền thống của trường. Các hiện vật trưng bày còn khá sơ sài, tuy nhiên khi xem ảnh các liệt sỹ là học sinh của trường, mình hơi bị chạnh lòng, khi không thấy hình ảnh các bạn Hiệp, Lâm, Quang, Huyền của lớp mình. Có lẽ sự thiếu sót này là do lớp mình ít quan hệ với trường quá, nên nhà trường thiếu thông tin về lớp mình. Lớp 9C cùng khóa với mình, họ quan hệ tốt hơn nhiều, mình còn thấy cả ảnh của lớp đó chụp cùng lớp học xưa của họ trong phòng truyền thống (lớp học này ngay cạnh lớp mình), và trong quyển sách lưu niệm: Trường THPH Xuân Đỉnh 50 năm XD và Phát triển mình cũng thấy có một số bài của các bạn lớp 9C này. Cũng hơi buồn một chút là mình cũng không tìm thấy hình ảnh của các thày cô đã dạy mình thời xưa, như Thày Mai, Thày Thân, Thày Phạm Tạo, Thày Tiến Tạo, Cô Phong, Cô Hiên,….
Buổi trưa, sau khi tạm biệt BGH trường Xuân Đỉnh, lớp ta đi theo đường: "lên Giàn ăn bánh rán", rồi ngược cầu Thăng Long, sang quán Phương Nam ở Km 11 trên đường lên Nội Bài nghỉ và ăn trưa. Trên xe, tác giả bản 10K ca, Khôi, cùng với Chiêu Dương đã hát bài ca 10K ca. Thật là thú vị, khi xe bon bon trên cầu, đầu óc được bay bổng cùng những giai điệu của những năm 70 của thế kỉ trước. Lời ca, tuy còn ngây ngô đôi chút, cái ngây dại của thời trai trẻ (nếm tuyết, nằm sương, Liên lẩm bẩm: lấy đâu ra tuyết mà nếm!), nhưng đó là những tâm sự thật lòng, đầy nhiệt huyết của lứa bọn mình hồi xưa. Dương mới lên mạng, vào Blog của lớp lấy bài hát về tập từ hôm trước. Lời còn chưa thuộc, nhưng tấm lòng của bạn với lớp thật đáng khen ngợi. Mình cứ nghĩ anh bạn Chiêu Dương này, với đôi chân vòng kiềng, lông lá, chỉ nối tiếng trên sân cỏ. Ai ngờ hắn ca cũng ngầu ra phết. Bái phục.
Một cuộc họp nhanh, trước khi rượu nói, thống nhất được một số điều: BLL mới: Q Thắng, K.Anh, Trọng Minh. Dự kiến thời gian tổ chức hoạt động kỉ niệm 45 năm ngày vào trường sẽ là khoảng đầu tháng 8 năm sau. Cụ thể hơn còn phụ thuộc vào kế hoạch về VN của các bạn Phong và Tú, và kế hoạch Bắc tiến (đừng lấp sông Bến Hải nha) của Thu và Trường.
Tiếc là hai bạn Hưng và Đông Anh không dự bữa rượu được, tiếc rằng Bá Minh, và Chấn (đến sau) không có ảnh trong cuộc vui này. Nhưng, dù còn chút gợn nào đó, ta phải nói rằng, lớp ta đã có một chuyến đi về trường xưa, thật vui vẻ và bổ ích. Mong rằng kế hoạch của năm sau cũng thành công tốt đẹp như chuyến về Xuân Đỉnh này.
BLGiang,
P/S: Bài này đã được đăng trên Blog: lớp chuyên toán HN68-71
https://cthn6871.wordpress.com/2012/10/08/ve-xuan-dinh/
Xe qua đón Trí (có cậu con trai lớn, giáo viên trường ĐHXD HN, đi theo để phục vụ xe lăn), sau đó lên trường Chu Văn An theo lịch hẹn. Làm một vài kiểu ảnh trước khi rong ruổi tiếp.
Vậy là khoảng 8h30', xe đã có thể chuyển bánh hướng về Xuân Đỉnh. Lần này lớp đi tương đối đủ, chỉ thiếu Hồng Chi và Đạt (công tác). Trên xe, chuyện nổ như pháo rang. Đi ô tô chung có cái sướng, là mọi người tha hồ tám chuyện. Mình ngồi trên, chỉ được nghe lỏm. Qua những chuyện của đám bạn, mới thấy Phát Toàn nhà ta, dạo này phát ra phát. Đành rằng lâu ngày gặp nhau thì nhiều chuyện để nói. Nhưng cái cách Toàn nhà ta nói, thì mình cảm giác như hắn bị cấm nói lâu lắm rồi, nay mới được xả. Mà xả thì cho ra xả. Đủ các thứ chuyện trên giời dưới bề, nào là chuyện chữ "nguyên" là gì (hắn mới là đệ tử môn triết tự chăng?), đến chuyện chị em muốn có con thì phải ngọai tình, không biết cái định đề này hắn moi ở đâu ra nữa. Mà quả thật xưa nay mình nghĩ Toàn nó kín đáo. ít nổ, nào ngờ hôm nay mới được mở rộng tầm mắt. Lâu ngày không gặp mới biết mình hiểu về bạn mình còn ít lắm.
Đến Bười thì đón thêm Liên Minh, và nhóm đoàn cả Hưng và Đông Anh (hai bạn này đi xe máy). Một bất ngờ nho nhỏ khi thấy Đông Anh, vì hắn hầu như không già đi bao nhiêu cả. Chắc muốn cho có vẻ già dặn, hắn cố tình để hàng ria kiểu Hít Le, tuy vậy vẻ trắng trẻo thư sinh của hắn thì xưa nay vẫn vậy.
Việc đàu tiên trong chương trình là về thắp hương nơi phần mộ Thày Mai. Cả bọn chả ai biết mộ Thày. Quốc Thắng nói có đến một lần, nhưng chắc cũng đã lâu, nên vừa xuống xe, hắn đã nói: tớ phải đi trước để tìm mộ, quả là có trách nhiệm! Nhưng không hiểu có sự run giủi thế nào mà cả bọn vừa đi được dăm bước đã có một cậu thanh niển đến hỏi: có phải các bác đi tìm mộ Thày Vũ Xuân Mai? Tuy nhiên, cả nhà vẫn tin vào Q Thắng, và quả nhiên, hắn đã tìm được mộ Thày. Khi đã thắp hương xong, hắn bật mí: dường như là Thày Mai đã dẫn đường cho hắn. Quả thực, hắn đi là đến, không phải hỏi ai. Kể cũng lạ. Chắc là Thày cũng vui khi lũ học trò đến thăm Thày. Một nén hương dâng Thày mong Thày luôn được bình an.
Từ khu nghĩa trang này về trường rất gần, lên xe một chốc đã thấy xe rẽ vào cổng trường. Còn sớm cả bọn tranh thủ làm mấy kiểu ảnh với cái cổng trường.
Chụp ảnh xong cả bọn hăm hở tìm lại khu nhà tranh xưa. Đi theo lối xưa là hội trường Văn hóa (nay là tòa nhà UBND). Cảnh xưa đã thay đổi nhiều. Tuy nhiên, mái chùa xưa, vẫn vậy. Đường đi đã được mở rộng hơn, không phải là con đường nhỏ lát gạch nữa, mà thay vào đó là con đường bê tông. Cổng Chùa không đóng im ỉm như xưa, mà đã mở cửa cho khách đến viếng. Tuy nhiên mục tiêu của chúng ta là thăm khu lớp cũ. Nên xin được tiếp tục vậy. Qua khu vực Chùa này, mình cố gắng tìm lại hượng vị cũ của hàng cây bao quanh Chùa, nhưng không thấy được. Nhớ hồi xưa, mỗi tối đi ăn về, ngang qua Chùa, mình luôn ngửi tháy mùi cây hăng hắc, mặn mặn, một mùi rất đặc trưng, chỉ có ở đây. Nhưng nay thì không thấy nữa rồi. Đi sâu vào nữa, thì đúng như Hưng tả, nhà dân làm san sát. Thật khó nhận diện được khu lớp học xưa. Nhưng theo mình nhớ, thì khu lớp học xưa, nó gần với đường ven làng. Đi cố một đoạn nữa, thì cũng xác định được khu nền lớp học xưa, nay đã là nhà một người dân,
Để khẳng định cho chắc chắn, bọn mình đã hỏi chuyện một người dân sống ở đây. Ảnh dưới là Bà Khánh, hơn chúng ta khoảng dăm tuổi, người làng, đã xác định đúng nền lớp học của chúng ta, và cả cái giếng nữa, cũng nằm trong ngôi nhà này.
(rất khó xin chụp hình, nhưng sau một hồi trò chuyện, Bà Khánh cũng lờ đi, cho chụp hình)
Quay trở lại, mình và Hưng, Q Thắng chọn con đường đi khác, đi qua cổng làng. Cái cổng làng cũng không còn nữa. Xuân Đỉnh bây giờ trông giống một khu phố mới mở hơn là một làng quê êm đềm năm xưa. Lò bánh mi Nhâm nhoe cũng không còn nữa. Theo Bà Khánh thì đã lâu rồi, lò đó đã ngừng hoạt động. Anh Chi mù cũng đã bỏ quán vào trong làng sống từ lâu rồi, và nay cũng đã mất rồi. Giếng cạn trước cổng trường nay cũng đã bị lấp, thay vào đó là một ngôi nhà cấp 4, chắc để phục vụ mục đích thương mại nào đó.
Sân bóng đá xưa to và rộng vậy, nay cũng chỉ còn phân nửa, bao quanh là nhà và nhà. Khu nhà BGH xưa cũng không còn nữa. Lớp học xưa, căn nhà xịn (cấp 4) xưa cũng không còn, thay vào đó là một khu nhà, to hơn dường như là dành cho việc giáo dục thể chất. Cái ao to giữa trường (nới lớp ta thí nghiệm Hóa học làm pháo nổ) nay cũng bị lấp, thay vào đó là một vườn hoa. Cảnh xưa thay đổi nhiều quá. Các lớp học một tầng xưa, được thay bằng các khu nhà 3 tầng.
Một bất ngờ nho nhỏ khi bắt đầu gặp BGH là ông hiệu trưởng lại nhận ra con Trí (cháu Minh) lại là chồng của cháu của ông Hiệu trưởng. Vậy là Trí có duyên với trường này rồi. BGH nhà trường tiếp lớp ta khá cởi mở và chu đáo. Qua giới thiệu của Thày hiệu trưởng Hà, chúng ta được biết thêm nhiều thông tin về trường, và lại thêm một thông tin thú vị nữa là Chiêu Dương và Thày Hà lại là đồng hương Đông Ngạc.
(Thày hiệu trưởng Đỗ Văn Hà phát biểu. Thày Hà thua bọn mình cỡ 9 tuổi. Thày nói khi chúng ta đã nói đến Xích ma, ma trận,…. Thì thày còn chưa biết gì. Lớp ta vào trường năm 1968, còn trường thành lập năm 1960, vậy chúng ta là khóa 9, gọi là K9, còn khóa của Thày Hiệu trưởng là K18. Thày Hà cũng là thày dạy Toán, nên khi phát biểu cũng dùng ngôn từ Toán nhiều)
Đông Anh với hàng ria kiểu, hứa giúp đỡ trường trong mọi chuyện liên quan đến Cơ
Bạn Hải tặng nhà trường một dàn máy vi tính
Chụp chung ảnh với BGH nhà trường.
Trước khi ra về, bọn mình còn được thăm phòng truyền thống của trường. Các hiện vật trưng bày còn khá sơ sài, tuy nhiên khi xem ảnh các liệt sỹ là học sinh của trường, mình hơi bị chạnh lòng, khi không thấy hình ảnh các bạn Hiệp, Lâm, Quang, Huyền của lớp mình. Có lẽ sự thiếu sót này là do lớp mình ít quan hệ với trường quá, nên nhà trường thiếu thông tin về lớp mình. Lớp 9C cùng khóa với mình, họ quan hệ tốt hơn nhiều, mình còn thấy cả ảnh của lớp đó chụp cùng lớp học xưa của họ trong phòng truyền thống (lớp học này ngay cạnh lớp mình), và trong quyển sách lưu niệm: Trường THPH Xuân Đỉnh 50 năm XD và Phát triển mình cũng thấy có một số bài của các bạn lớp 9C này. Cũng hơi buồn một chút là mình cũng không tìm thấy hình ảnh của các thày cô đã dạy mình thời xưa, như Thày Mai, Thày Thân, Thày Phạm Tạo, Thày Tiến Tạo, Cô Phong, Cô Hiên,….
Buổi trưa, sau khi tạm biệt BGH trường Xuân Đỉnh, lớp ta đi theo đường: "lên Giàn ăn bánh rán", rồi ngược cầu Thăng Long, sang quán Phương Nam ở Km 11 trên đường lên Nội Bài nghỉ và ăn trưa. Trên xe, tác giả bản 10K ca, Khôi, cùng với Chiêu Dương đã hát bài ca 10K ca. Thật là thú vị, khi xe bon bon trên cầu, đầu óc được bay bổng cùng những giai điệu của những năm 70 của thế kỉ trước. Lời ca, tuy còn ngây ngô đôi chút, cái ngây dại của thời trai trẻ (nếm tuyết, nằm sương, Liên lẩm bẩm: lấy đâu ra tuyết mà nếm!), nhưng đó là những tâm sự thật lòng, đầy nhiệt huyết của lứa bọn mình hồi xưa. Dương mới lên mạng, vào Blog của lớp lấy bài hát về tập từ hôm trước. Lời còn chưa thuộc, nhưng tấm lòng của bạn với lớp thật đáng khen ngợi. Mình cứ nghĩ anh bạn Chiêu Dương này, với đôi chân vòng kiềng, lông lá, chỉ nối tiếng trên sân cỏ. Ai ngờ hắn ca cũng ngầu ra phết. Bái phục.
Một cuộc họp nhanh, trước khi rượu nói, thống nhất được một số điều: BLL mới: Q Thắng, K.Anh, Trọng Minh. Dự kiến thời gian tổ chức hoạt động kỉ niệm 45 năm ngày vào trường sẽ là khoảng đầu tháng 8 năm sau. Cụ thể hơn còn phụ thuộc vào kế hoạch về VN của các bạn Phong và Tú, và kế hoạch Bắc tiến (đừng lấp sông Bến Hải nha) của Thu và Trường.
Tiếc là hai bạn Hưng và Đông Anh không dự bữa rượu được, tiếc rằng Bá Minh, và Chấn (đến sau) không có ảnh trong cuộc vui này. Nhưng, dù còn chút gợn nào đó, ta phải nói rằng, lớp ta đã có một chuyến đi về trường xưa, thật vui vẻ và bổ ích. Mong rằng kế hoạch của năm sau cũng thành công tốt đẹp như chuyến về Xuân Đỉnh này.
BLGiang,
P/S: Bài này đã được đăng trên Blog: lớp chuyên toán HN68-71
https://cthn6871.wordpress.com/2012/10/08/ve-xuan-dinh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét