Có đúng là không phải ai cũng có thể
tái sinh trở lại kiếp người và ở từng giai đoạn chuyển kiếp sự đầu thai
lại diễn ra khác nhau... Sự chết của con người ở cõi trần là con đường
chuyển tiếp đến một cuộc sống khác.
Thân trung ấm quyết định sự tái sinh ban đầu
Thân trung ấm quyết định sự tái sinh ban đầu
BS Nguyễn Văn Thắng, Trưởng khoa Giải
phẫu bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội cho biết, cơ thể con người gồm
hai phần thân xác và thần xác. Sau khi chết, thần thức (linh hồn, thần
xác) sẽ thoát xác. Bình thường thần thức sẽ ở cõi trung giới 7 ngày,
tương đương với 49 ngày ở dương thế (cõi trung giới là cõi tạm trước khi
thần thức tái sinh), nhưng có những trường hợp chỉ vài phút với những
người chân tu – hoặc độ vài tiếng đồng hồ hoặc 2 – 3 ngày đối với những
người sống thánh thiện. Sau 7 ngày mà chưa tái sinh, thì thân trung ấm
lại chết và lại tiếp tục ở cõi trung giới 7 ngày nữa.
Lúc thần thức mới thoát xác, linh hồn
chưa biết mình đã chết. Nhưng sau đó không làm được gì, họ nói mà không
ai hiểu, họ làm mà không ai hay, họ thấy mình chỉ là cái bóng, họ mới
tin là mình đã chết. Họ thấy phản ứng trong tâm mình diễn biến như một
cuộn phim (thiện và ác). Họ lang thang trong cõi trung giới để tìm cảnh
giới thích hợp để tái sinh theo nghiệp học.
Theo BS Nguyễn Văn Thắng, quá trình
tái sinh ở cõi người diễn ra như sau: Khi linh hồn lang thang tìm được
cha mẹ thích hợp của mình khi nằm gần nhau. Nếu là nam thì thích mẹ và
muốn giao hợp với mẹ. Nữ thì thích cha và muốn giao hợp với cha. Khi
không thực hiện được giao cấu, thân trung ấm nổi giận và linh hồn nhập
vào bào thai. Khi đó, con người vẫn mang đậm những ký ức cũ.
Cùng quan điểm này, ThS Vũ Đức Huynh,
tác giả cuốn sách “Loài người với tri thức tâm linh” cho biết, tri thức
tâm linh khẳng định con người chết không phải là hết, là biến mất vĩnh
viễn. Người chết thực sự chỉ là mất hoàn toàn phần xác. Phần hồn của con
người khi chết sẽ tách khỏi phần xác. Sau một thời gian, tối đa 3 ngày,
72 giờ ở lại Không gian cõi Trần, phần hồn sẽ đi vào tầng một của trung
giới (cõi trung gian giữa cõi Trần – Hạ giới và cõi Vô hình thượng
giới). Ở tầng một, phần hồn bắt đầu quá trình chuyển dạng thức từ thực
thể phần hồn sang thực thể vong hồn.
Về bản chất các thành tố là không có
gì thay đổi, vẫn là cấu trúc mạng lưới của các hạt điện sinh học dương ở
thành tố thần thức. Thành tố thần thức tàng chứa các ký ức và năng
lượng, chúng sẽ được giữ lại hầu hết ở vong hồn. Và lúc này sự chết của
con người ở cõi trần là con đường chuyển tiếp đến một cuộc sống nơi
khác trong bao la. Những vong hồn nay sẽ tái sinh trở lại cõi trần làm
người.
Ảnh minh họa. |
Nhiều dạng tái sinh khác nhau
ThS Vũ Đức Huynh cho biết, không phải
mọi sự tái sinh trở lại kiếp người là giống nhau. Sự tái sinh này được
phân chia làm hai loại. Loại thứ nhất là khi chưa bước vào tầng một để
bắt đầu chuyển dạng thức đã tái sinh trở lại ngay vào phần xác của mình
để sống tiếp một thời gian nữa ở cõi trần. Theo đó, người vừa chết đang
còn lưu lại không gian của cõi trần. Và nếu ký ức ước muốn về với thân
nhân ở cõi trần mạnh (nhất là những người còn trẻ năng lượng phần hồn
dồi dào), sóng sinh học mang thông tin ký ức của người vừa tử vong, cộng
hưởng với lời cầu mong người chết sống lại của nhiều người thân, đồng
thời gặp được cơ duyên có nhiều sóng có trong môi trường hiện hữu tương
tác mạnh vào phần hồn, hợp lực này có thể đẩy phần hồn đó trở lại thân
xác của người ấy. Họ tái sinh ngay tức thời.
Hiện tượng “tái sinh tức thời” này xảy
ra sau khi được xác nhận là một người đã chết từ 10 phút đến 72 giờ.
Trường hợp này con người vẫn còn nguyên vẹn mọi ký ức trong thần thức
với mọi kỹ năng cũ của phần hồn nên con người hồi sinh này không có gì
khác trước ngoại trừ việc họ có thêm một ký ức hoàn toàn mới trong thần
thức mà chỉ họ mới biết. Đó là họ nhận biết và giữ lại được diễn biến
bắt đầu sự chết của họ...
Loại tái sinh thứ hai theo “ý định ký
ức” nhờ gặp cơ duyên tình cờ được trở lại ngay làm kiếp người ở cõi trần
một lần nữa. Loại tái sinh lại lại có hai dạng khác nhau. Dạng thứ nhất
là tái sinh theo “ý định ký ức sẵn có” khi họ còn đương tại ở kiếp
trần. Dạng thứ hai là tái sinh trở lại do một “cơ duyên hy hữu”.
Dạng tái sinh theo “ý định ký ức sẵn
có”. Dạng tái sinh này phần lớn là các vong hồn. Nghĩa là phần hồn đã
qua chuyển dạng thức. Họ đã trở thành một thực thể vong hồn ở một tầng
nào đó của trung giới hoặc ngay cả ở thượng giới. Dạng tái sinh này có
thể là vong linh ở tầng 3 Trung giới, song đa số họ là các vong linh ở
tầng 4 – 5 trung giới. Họ là các vong hồn đã có công tu luyện hoặc tu
luyện đạt mức thượng thừa. Hãn hữu có trường hợp là siêu linh ở thượng
giới trở lại cõi trần làm “nhiệm vụ” mà họ muốn.
Sự tái sinh của các vong hồn thù hận
Theo ThS Vũ Đức Huynh, cũng ở dạng tái
sinh theo “ý định ký ức” đó là các vong linh còn nhiều uẩn khúc trong
thần thức, đặc biệt là những người chết trẻ. Họ thường là những người
kiếp trước có oán thù sâu đậm hay có sự tiếc nuối quá mức, luôn luôn
thôi thúc những vong linh này trở lại kiếp người để trả oán thù, để thỏa
mãn ước nguyện, lời nguyền, lời thề. Vì vậy, họ thường lang thang ở
không gian cõi trần tìm kiếm cơ hội tái sinh. Sự cố này thường xảy ra
các cuộc tranh chấp quyết liệt trước một cơ hội có một cửa sinh phù
hợp.
Ngoài ra, cũng có một số vong hồn
không có ký ức trở lại cõi trần, họ thuộc dạng siêu linh ở thượng giới.
Họ cần tái sinh về cõi trần khi cần phải hướng dẫn chúng sinh, hoặc phải
thiết lập lại “trật tự” nào đó, thế là họ “hạ giới” tùy thời. Đây là
dạng tái sinh có phần trách nhiệm.
Trường hợp tái sinh tình cờ do một cơ
duyên hy hữu khi các “vong linh” dạo chơi trong không gian của cõi trần.
Vì các vong linh này ở tầng thấp của trung giới nên họ hay lai vãng về
không gian cõi trần và trong một cuộc ngao du, họ bị các tương tác của
trường từ, sóng, tia, hạt tự do và gặp lúc một cửa sinh của phụ nữ mở
nên bị hút vào. Họ trở thành phần hồn của thai nhi mới. Họ tái sinh trở
lại kiếp người.
“Trong Phật Giáo, Thái tử
Tất Đạt Đa nhập thiền định giác ngộ thành Phật, Ngài cũng đã giải thích
hiện tượng tái sinh sau khi ngài chứng TAM MINH:
- Chứng đắc Thiên Nhãn
Minh là: Nhìn xa vô tận, nhìn thấy vật nhỏ vô cùng (ngài nhìn thấy số
hành tinh trong vũ trụ nhiều như cát sông Hằng và nhìn thấy cả vật nhỏ
như siêu vi trùng, virus... trong bát nước và trong cơ thể con người).
- Chứng đắc Túc Mạng Minh
là: Nhìn thấy muôn kiếp trước của chính mình và muôn kiếp trước của các
chúng sinh, thấy được sự liên quan giữa kiếp sống quá khứ với kiếp sống
hiện tại và kiếp sống tương lai theo quy luật Nhân Quả.
- Chứng đắc Lậu Tận Minh
là: Ngài chỉ rõ con đường vượt ra khỏi “bãi mìn đau khổ của cuộc đời”
bằng cách biết chấp nhận những Quả do chính mình đã gieo từ quá khứ,
đồng thời cần phải cải tạo Nhân lành để gặt thành quả trong tương lai”.
TS Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét